Thu gọn | Xem tất cả
Hướng dẫn bảo quản Đầu phun hở của máy Cryosurgery
Nội dung đang được cập nhật.
Phương pháp điều trị sẹo lồi từ Thiên nhiên

Phương pháp điều trị sẹo lồi từ thiên nhiên

Biểu hiện của sẹo lồi là một khối u cục, mô đặc và có thể lan rộng sang tổ chức mô lành. Nó phát triển nhanh từng đợt và không có biểu hiện thoái triển. Với sẹo lồi nếu bạn không chữa trị kịp thời, nó sẽ lan rộng và rất khó chữa trị, bên cạnh những phương pháp chữa trị chuyên dụng của y học thẩm mỹ, thì các phương pháp từ thiên nhiên cũng phần nào giúp bạn hạn chế được tình trạng sẹo lồi.

Đặc điểm của sẹo lồi

- Một số vùng của cơ thể có khuynh hướng biểu hiện sẹo lồi là: một nửa trên của cơ thể như: đầu, cổ, ngực vai và cánh tay. Trong đó vùng hay gặp nhất tai, dái tai, cổ bên, vùng cơ denta, sẹo lồi cũng có thể gặp ở xung quanh rốn và có thể gặp ở cả vùng mu.

- Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố thuận lợi gây sẹo lồi như: do căng kéo vùng vết thương, do da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.

- Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức, thường gây ngứa đau và đôi khi gây co kéo.

Một số phương pháp điều trị sẹo lồi từ thiên nhiên

 

1. Sử dụng tinh chất cây rau má

Cây Kola (côla) hay còn gọi là cây rau má là một loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhằm chữa lành vết thương và những bệnh về da như bệnh vẩy nến và bệnh phong.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.

Cách làm: lấy rau má giã nát và đắp lên vùng da sẹo, còn nước thì bạn có thể dùng để uống để làm đẹp da.

2. Tinh chất hành tây

Chiết xuất hành tây là một chất chống viêm, giảm sự thâm của vết sẹo do dư thừa collagen trong mô sẹo, giảm thiểu sự xuất hiện của mức độ sẹo và ức chế phát triển sẹo. Bạn cũng có thể sử dụng tinh chất hành tây ở dạng gel để bôi lên vùng da sẹo, có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị sẹo.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị dị ứng với hành tây thì không thể áp dụng được phương pháp này

3. Tinh dầu cây ngải đắng (ngải cứu)

Tinh dầu cây ngải đắng thường được chưng cất từ lá của cây ngải đắng (ngải cứu) lâu năm. Đây là một chất khử trùng, một loại kháng sinh và là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải đắng để sữa chữa tình trạng xấu xí của các vết sẹo, đặc biệt là với những vết sẹo cũ hoặc các vết sẹo quá khó coi. Tinh dầu cây ngải đắng giúp cải thiện lưu thông và làm mềm vết thương, chữa lành và tái tạo da, phá vỡ các mô sẹo.

4. Cỏ cà ri

Ngoài cách trị sẹo bằng tinh dầu ngải cứu, bạn cũng có thể tham khảo trị sẹo với cỏ cà ri. Với phương pháp này, để thực hiện xóa sẹo.

Cách làm: dùng 1 muống cà phê cỏ cà ri (Methi) và luộc hạt cỏ trong 1 lít nước trong vai phút, và lấy nước cỏ cà ri đó rửa vùng bị sẹo. Đây là một biện pháp lý tưởng cho việc điều trị sẹo hình thành do mụn.

Bên cạnh các phương pháp trên bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây:

Trứng

Trứng là loại thức ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là loại thức ăn bổ dưỡng, cần thiết cho người bị thương. Tuy nhiên có rất nhiều sự trùng hợp về việc, ăn trứng gây ra vùng da bị thương trắng hơn, hoặc có màu loang lổ như bị lang ben.

Vậy nên, theo kinh nghiệm dân gian, để cho “chắc ăn”, bạn nên kiêng trứng trong thời gian vết thương lên da non, liền da. Thực sự đây chỉ là nhận định mà theo ông cha ta răn dạy.

Rau muống

Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) cho biết: “Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu”.

Chính vì vậy, nếu bạn bị vết thương rất sâu, cần làm đầy nhanh chóng thì rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới. Nhưng nếu muốn giữ thẩm mỹ với những vết thương ngoài da, bạn nên kiêng ăn rau muống. Vì theo nhận định và kinh nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi.

Hải sản

Đây là loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người. Còn với những người bị thương, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.

Chính vì vậy khi bị thương bạn nên hạn chế ăn các đồ hải sản để tránh bị sẹo lồi.

Nếp, thịt gà

Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây xưng và mưng mủ cho vết thương.

Còn thịt gà là loại thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành. Bạn cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm này, để có thể tránh sẹo hiệu quả.

Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho một đơn vị kinh doanh phẫu thuật lạnh

Một cơ sở muốn kinh doanh phẫu thuật lạnh ngoài phòng phẫu thuật đủ tiêu chuẩn còn cần trang bị tối thiểu các thiết bị vật tư sau đây:

 

1/ Thiết bị phẫu thuật lạnh (máy phẫu thuật lạnh), có thể xem về các sản phẩm thiết bị phẫu thuật lạnh tại đây

 

2/ Các loại đầu phun theo công năng phẫu thuật trị bệnh,  có 2 dòng đầu phun đó là đầu phun hởđầu phun áp sát

 

3/ Bình chứa Ni tơ lỏng: có loại từ 4 lít tới 50 lít, có thể xem về các sản phẩm thiết bị bình chứa Ni tơ lỏng tại đây

 

4/ Bơm chiết ni tơ lỏngcó thể xem về các sản phẩm thiết bị bơm chiết ni tơ lỏng tại đây

 

5/ Thiết bị phụ trợcó thể xem về các sản phẩm thiết bị phụ trợ tại đây

 

6/ Ni tơ lỏng có bán rộng rãi trong cả nước (20.000 đ/lít).

 

Một kỹ thuật viên học phương pháp điều trị bằng kỹ thuật phẫu thuật lạnh mất khoảng 01 tuần (5 ngày) với sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa và kỹ thuật viên lành nghề. 

Thiết bị phẫu thuật lạnh và cơ sở khoa học của kỹ thuật phẫu thuật lạnh

1. Giới thiệu về kĩ thuật phẫu thuật lạnh (cryosurgery)

 

Phẫu thuật lạnh (phẫu thuật cryo) được định nghĩa là sự diệt có định hướng các tế bào bằng cách làm đông lạnh tại chỗ các mô.

Một trong những đặc điểm quan trọng của phương pháp phẫu thuật lạnh là tạo ra các tinh thể đá bên trong tế bào làm phá hủy cấu trúc màng của tế bào. Ngoài ra các tinh thể đá ngoài tế bào còn làm mất nước của các tế bào và các mô của cơ thể. Cơ chế phá hủy các tế bào dưới tác động của nhiệt độ thấp, còn gọi là hiệu ứng “vữa”.

Phương pháp phẫu thuật lạnh sử dụng ni tơ lỏng cho nhiệt độ lạnh nhất (-1960C), với hiệu quả cao nhất và là kĩ thuật phẫu thuật lạnh linh hoạt nhất hiện đang được ứng dụng.

Ni tơ lỏng được phun vào da thông qua các đầu phun (cryospray) nên nhiệt độ lạnh hơn và hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng bằng tăm bông (-200C), ni tơ oxit (-750C) hay chai xịt lạnh dùng một lần (-550C tới -700C). Bên cạnh đó, máy phẫu thuật lạnh giúp giảm thiểu chi phí nếu như chúng ta sử dụng để điều trị lâu dài và liên tục vì chai xịt lạnh dùng một lần thường chỉ điều trị được từ 25 đến 65 lần nhưng giá cho một chai từ 150$ - 200$.

Hiện nay phẫu thuật lạnh không những chiếm vị trí quan trọng trong da liễu và phụ khoa mà còn phát triển ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác, nhất là trong điều trị các bệnh u bướu.Với những tính năng được thiết kế độc quyền,

máy phẫu thuật cryo cầm tay ra đời là một tiến bộ kĩ thuật trong y học, cung cấp tính an toàn vượt trội, linh hoạt và sự kiểm soát chính xác, hiệu quả trong y tế, thú y cũng như những ứng dụng trong công nghiệp (sữa chữa và kiểm tra các bo mạch điện tử).

Ứng dụng rộng rãi trong da liễu, dùng trong điều trị một loạt các tổn thương da thông thường như: Verruca (wart: mụn cóc); Actinic Keratoses (chứng dày sừng tuổi già), Seborrheic Keratoses, Molluscum (u mềm), Papilloma (skin tags:u nhú), Lentigines (tàng nhang), Condyloma (mụn cóc đường sinh dục), and Basal Cell Carcinoma (skin cancer: ung thư da). Là lựa chọn số một của các chuyên gia da liễu.

 

2. Máy phẫu thuật cryo kèm đầu phun và các phụ kiện

 

Máy phẫu thuật lạnh cung cấp nhiều lựa chọn với nhiều kích cỡ, nhiều loại đầu phun và phụ kiện đi kèm, giúp tăng khả năng phá hủy tế bào và rút ngắn thời gian thực hiện. Đi kèm với mỗi máy phẫu thuật cryo là 4 đầu phun mở A, B, C, D và một đầu phun cong, đầu phun B, C thường được áp dụng trong điều trị lâm sàng nhất. Bên cạnh đó đầu phun thẳng, đầu phun cong, đầu phun góc … rất thích hợp để điều trị bệnh tích ở những nơi khó tiếp xúc.

Hình 1: So sánh các dụng cụ để ứng dụng nit tơ lỏng trong điều trị: Tăm bông (trái); đầu phun mở (giữa); đầu phun áp sát (phải).

Hình 2: Hình dạng của dòng phun (trái: phun trực tiếp; giữa: phun hình chổi; phải: xoắn)     

Hình 3: Nón định vị dẫn trực tiếp ni tơ lỏng, đầu phun được 

đặt ở vị trí cách bệnh tích khoảng 1 đến 15 cm 

Hình 4: Kĩ thuật đông lạnh theo điểm thời gian dùng để điều trị bệnh ác tính (có thể là những tế bào ung thư nhỏ). Biên độ điều trị là 5mm để đạt được nhiệt độ đông lạnh -500C

Khi ni tơ lỏng được phun xịt lên bề mặt da thì nhiệt độ giảm nhanh chóng. Không khí nóng làm giảm tác dụng trực tiếp và gây giãn mạch. Những mô nằm ở mặt bên và sâu bên dưới ít bị ảnh hưởng bởi sự giảm nhiệt độ hơn. Bản đồ nhiệt độ bên cạnh cho thấy đường đẳng nhiệt và hình dạng của vùng đóng băng. Ban đầu vùng đông lạnh có dạng bán cầu nhưng sau đó nó sẽ trở nên nhọn hơn. Hình dạng của vùng đóng băng giúp ta xác định được các bước điều trị thích hợp.

Phẫu thuật lạnh điều trị Ung thư

Phẫu thuật lạnh là một kỹ thuật mới trong việc điều trị ung thư đã được FDA Mỹ chuẩn y từ năm 1988 và SFDA, Trung quốc vào năm 1999. Bệnh viện Fuda đã sử dụng kỹ thuật này từ năm 2000, có kinh nghiệm điều trị khoảng 2.000 bệnh nhân với các loại bứu ác tính khác nhau (trên 34 loại ung thư).

Nguyên tắc

Phẫu thuật lạnh là một kỹ thuật quan trọng nhằm cắt bỏ các khối u bằng cách phá hủy chúng bằng phương pháp đông lạnh và tan lạnh. Tác dụng hủy diệt khối u bằng phẫu thuật lạnh dựa vào 2 cơ chế chính, một cái tức thì, một cái trì hoãn. Cơ chế tức thì phá hoại khối u bằng cách làm đông rồi rã đông các tế bào. Cơ chế trì hoãn kích thích và làm nghẽn hệ thống vi tuần hoàn (microcirculation); và cuối cùng, tăng sự nghẽn mạch (vascular stasis), dẫn đến việc phá hủy các mô ung thư.

Khi nhiệt độ hạ xuống dưới -40˚C, tinh thể nước đá (ice crystals) có thể hình thành trong các tế bào. Khi điều này xảy ra, cái chết của tế bào gần như chắc chắn.

Trong phẫu thuật lạnh, việc gia tăng sự nghẽn vi lưu thông xảy ra do một chuỗi các sự kiện: lớp màng trong (endothelial layer) bị phá hủy dẫn đến vách mạch trở nên xốp, phù kẽ (interstitial edema), tiểu cầu kết tụ (platelet aggregation), ứ huyết khối nhỏ (microthrombii) và cuối cùng bị nghẽn mạch và bị phá hủy.

Theo lý thuyết, trong phẫu thuật lạnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh trở nên nhạy cảm với khối u đã được phá hủy bởi phẫu thuật lạnh. Bất cứ mô khối u nguyên phát nào không bị phá hủy bởi phẫu thuật lạnh và di căn đều bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch sau phẫu thuật lạnh. Phản ứng này được gọi là “phản ứng phẫu thuật lạnh miễn dịch”. 

Qui trình phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh được tiến hành bằng phương pháp phẫu thuật trong phẫu thuật (intraoperative), nội soi, hoặc qua da tùy theo vị trí và kích thước của khối u.

Ưu điểm

Phẫu thuật lạnh là một thao tác điều trị cục bộ. Nó có thể được dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với cách điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Việc phối hợp Phẫu thuật Lạnh với cắt bỏ khối u (excision) có thể có lợi thế vì khi khối u đông lạnh trước khi cắt bỏ ta sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro các tế bào ung thư phát tán trong lúc cắt bỏ.

Đồng thời với việc giữ lại các mô lành, Phẫu thuật Lạnh có ưu điểm vì không giới hạn liều trị, có thể làm thêm lần nữa nếu cần để phá hủy tất cả các mô ung thư.

Trong trường hợp khối u không lấy ra được sau khi làm đông, đặc biệt là trong phẫu thuật lạnh qua da (percutaneous cryosurgery), người bệnh bị mất rất ít máu, và các khó chịu trong giai đoạn hậu phẫu được giảm tối đa.

Các que làm đông (cryoprobes) tương đối nhỏ (thường đường kính khoảng 24mm) và vì thế có thể được dùng trong phẫu thuật xâm nhập tối thiểu (minimally in-vasive surgical procedures).

Phẫu thuật lạnh thường không để lại các tác dụng phụ cơ bản như hóa trị & xạ trị.

Phẫu thuật lạnh có thể được dùng để điều trị các khối u nằm gần các mạch máu lớn và vì thế không thể dùng phẫu thuật để cắt bỏ.

Phẫu thuật lạnh có thể điều trị các khối u nhỏ cũng như lớn, đơn khối u cũng như đa khối u.

Phẫu thuật lạnh tự nó có tác dụng cục bộ, nói cách khác, nó phá hủy chính xác các khối u đối kháng cách điều trị thông thường, nhưng nó cũng dẫn đến một phản ứng miễn dịch gọi là phản ứng miễn dịch phẫu thuật lạnh (cryoimmunologic reaction) chống lại ung thư nhằm loại bỏ các khối u còn sót lại hoặc khối u di căn.

Có bằng chứng cho rằng tỉ lệ tái phát ung thư sau Phẫu thuật lạnh thấp hơn phẫu thuật thông thường.

Chỉ định

Hầu hết các loại ung thư nhu mô đều có thể sử dụng cắt lạnh (cryoablation)  

Các khối u ác tính bao gồm: 

• Ung thư gan

• Ung thư phổi ở tế bào không nhỏ (non-small cell lung cancer) 

• Ung thư thận 

• Ung thư buồng trứng  

• Ung thư hầu 

• Ung thư tinh hoàn 

• Ung thư tử cung 

• Ung thư âm đạo 

• Ung thư tuyến tụy 

• Ung thư vú 

• Sarcoma và các thương tổn lành tính hay ác tính ở xương 

• Ung thư tiền liệt tuyến 

• Ung thư da và u hắc sắc tố (melanoma)

• Ung thư đầu và cổ 

• Khối u ở mô mềm 

Ngoài ra, phẫu thuật lạnh có thể hữu hiệu trong các trường hợp sau:

• U nguyên bào võng mạc (một loại ung thư xảy ra lúc còn bé và ảnh hưởng đến võng mạc mắt)

• Ung thư da giai đoạn đầu (cả hai loại ung thư biểu mô thuộc loại tế bào nền (basal cell) và tế bào vảy (squamous cell)

• Các loại ung thư da hiểm nghèo gọi là actinic keratosis.  

• Các điều kiện tiền ung thư của cổ tử cung gọi là cervical intraepithelial neoplasia (sự thay đổi bất thường của tế bào trong cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung)

Phẫu thuật lạnh điều trị bệnh ở da

Phẫu thuật lạnh (Cryo surgery) là kỹ thuật sử dụng sự đông lạnh nhanh do Nitơ lỏng phun lên vị trí bệnh tích để phá hủy có kiểm soát các tổ chức bệnh lý ở da và các bộ phận khác trong cơ thể. Vì kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện nên được sử dụng rộng rãi trong chuyên ngành Da liễu. Tuy nhiên, để ứng dụng có hiệu quả cần phải hiểu các nguyên tắc cơ bản về nguyên lý, cấu trúc máy, các chất làm lạnh, nhiệt độ lạnh, cấu trúc tổ chức... 

Nếu chỉ định và điều trị không đúng sẽ gây những biến chứng, kết quả ngoài ý muốn.

1. Các chất làm lạnh thường được sử dụng

- Đá Dioxide carbon; nhiệt độ -790C.

- Nitơ oxide; nhiệt độ -750C.

- Nitơ lỏng; nhiệt độ: -200C nếu chấm bằng bông hoặc lông, -1800C nếu phun sương, -1960C nếu dùng đầu áp.

Như vậy, các chất làm lạnh khác nhau, cùng các dụng cụ, cách thức làm lạnh bề mặt khác nhau sẽ cho nhiệt độ âm khác nhau và gây tổn thương tổ chức ở mức độ khác nhau.

Ví dụ: ở nhiệt độ -200C có thể phá hủy các thương tổn lành tính ở nông; nhiệt độ -500C có thể phá hủy các thương tổn ác tính; đối với ni tơ lỏng ở nhiệt độ -1960C sẽ phá hủy tổ chức sâu và lan tỏa hơn...

2. Cơ chế

Về sinh bệnh học: Tuyết lạnh gây thiếu máu cục bộ và hủy hoại trực tiếp lên tổ chức đó như tế bào, tổ chức liên kết, mạch máu, vi khuẩn, vi rút, do đông vón, ưu trương.... Cơ chế miễn dịch vẫn đang được nghiên cứu.

Áp lạnh không gây chết người vì vậy ở độ lạnh âm và tốc độ (1000C-1900C-/phút) có thể được áp trên các tổ chức khác nhau.

3. Các thương tổn thường được điều trị bằng cryo surgery

3.1. Hạt cơm thường, hạt cơm phẳng

Vi rút khá nhạy cảm với tuyết Ni tơ, kèm theo sự hủy hoại tổ chức mang vi rút, đã cho kết quả tốt. Hơn nữa, tuyết Ni tơ kích thích đáp ứng miễn dịch sau đó đối với các vi rút còn "sót lại" và bội nhiễm cũng xảy ra ít hơn.

Kết quả cho thấy tốt hơn khi điều trị nhắc lại sau đó cứ 3-4 tuần 1 lần đến khi khỏi hoàn toàn.

- Độ âm: -400C à -500C.

- Thời gian: Lúc đầu 5-10 giây để thử độ nhạy cảm của bệnh nhân với Ni tơ lỏng sau đó tăng 15-30 giây.

3.2. Hạt cơm da dầu / dày sừng da mỡ

- Thường gặp ở người có tuổi, nhất là vùng mặt. Thường bệnh nhân đến điều trị khi thấy nhiều thương tổn, kích thích ngứa, tăng sắc tố, đôi khi chảy máu.

- Dùng bình xịt mỏng (1-2 mm trong 4-8 giây).

3.3. U hạt sinh mủ

Tổ chức hạt ở vết loét sau chấn thương đáp ứng rất tốt đối với tuyết ni tơ với "liều điều trị" ở nhiệt độ -200C - 300C trong 20-30 giây.

Nếu nghi ngờ về chẩn đoán, có thể làm Biopsy để loại trừ các bệnh khác trước khi điều trị.

3.4. Các mảng tăng sắc tố phẳng trên da và các thương tổn mạch máu.

3.5. Sừng hóa do ánh sáng.

Chú ý: Các thương tổn sừng hóa do ánh sáng đôi khi là giai đoạn đầu của ung thư tế bào đáy, tế bào gai  vì vậy cần chú ý để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nếu nghi ngờ xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán xác định và điều trị, chủ yếu phẫu thuật theo phương pháp Mohs.

3.6. Sẹo lồi (keloids) và sẹo quá phát (hypertrophic)

Sẹo lồi và sẹo quá phát là những thương tổn lành tính do rối loạn sinh tổng hợp và hình thành quá mức collagen ở da trong quá trình liền vết thương không bình thường. - Sẹo lồi gồm những bó sợi collagen sát nhau, thường chờm ra ngoài ranh giới với tổ chức da lành do tăng sinh quá mức của các nguyên bào sợi ở vùng ngoại vi sẹo.

- Ngược lại, sẹo quá phát chứa phần lớn nguyên bào sợi, các mạch máu nhỏ, sẹo khu trú trong phạm vi vết thương cũ, không chờm ra ngoài rìa thương tổn.

Điều trị: Tùy khối lượng sẹo dùng đầu áp (probe)

T0 đầu áp

T0 tổ chức

T0 đông lạnh

Thải nhiệt

-850C-1900C

-200C-250C

30 giây

20-60 giây

- Các nghiên cứu cho thấy: áp lạnh đối với sẹo quá phát tốt hơn đối với sẹo lồi. Số lần nhắc lại từ 3 trở lên tốt hơn chỉ với 1 lần. Sẹo ≤ 2 năm đáp ứng tốt hơn sẹo > 2 năm.

- Các yếu tố không ảnh hưởng đến kết quả điều trị: Tuổi bệnh nhân, Giới tính, Kích thước / khối lượng sẹo, Vị trí sẹo, Can thiệp trước đó,

- Cơ chế: áp lạnh làm giảm đáng kể collagen nhóm I; tăng sinh tổng hợp collagen nhóm IV.

4. Các diễn biến bình thường sau phẫu thuật lạnh

- Đỏ vùng ngoại vi sau 30 phút.

- Phù nề thương tổn vài phút đến vài giờ.

- Hình thành bọng nước sau 1 - 3 ngày.

- Rỉ dịch huyết thanh sau vài ngày đến 2 tuần.

- Đóng vảy sau tuần thứ 3 thứ 4.

- Khỏi để lại sẹo teo nhẹ, phẳng với mặt da lành.

5. Tác dụng phụ và biến chứng

5.1. Tác dụng phụ

Nói chung nếu chỉ định đúng, máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn, cán bộ được đào tạo, có kỹ thuật tốt, kỹ thuật dùng tuyết ni tơ là phương pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ không mong muốn cần chú ý:

- Đau, sưng nề vùng áp tuyết.

- Hình thành bọng nước trên thương tổn (thường tự xẹp hoặc chích tháo dịch, khỏi sau 1-2 tuần). Đề phòng và xử trí: Có thể bôi mỡ corticoid sau thủ thuật 2 - 3 ngày đầu. Nếu có bọng nước, dùng kim chích tháo dịch, bôi dung dịch castellani, mỡ kháng sinh.

5.2. Biến chứng

- Loét, nhiễm trùng, chậm lành vết thương thường gặp khi phối hợp với tiêm corticoid.

- Rối loạn cảm giác, thường giảm cảm giác.

- Hoại tử.

- Hình thành đám tổ chức hạt như hạt kê.

- Giảm sắc tố không hồi phục hoặc tăng sắc tố vùng ngoại vi thương tổn thường gặp trong điều trị sẹo lồi, sẹo quá phát.

- Teo da chiếm 1%-8% trường hợp, các biến chứng thường liên quan đến thời gian áp tuyết và số lần áp tuyết lại. Đề phòng: Không áp tuyết quá lâu; tạo tổn thương quá sâu; không gây tổn thương ra vùng da lành. Khi có biến chứng nhiễm trùng, hoại tử: Dùng kháng sinh toàn thân; cắt lọc; kháng sinh tại chỗ; có thể cấy da khi có tổn thương rộng.

6. Chống chỉ định

- Bệnh Raynaud.

- Các bệnh chất tạo keo như xơ cứng bì, lupus.

- Các bệnh đầu chi như viêm tắc động mạch, loét mạn tính do các nguyên nhân khác nhau...

- Lưu ý vùng da đen, dễ bị giảm sắc tố kéo dài do tổn thương tế bào hắc tố.

CÁC TẾ BÀO, TỔ CHỨC MÔ KHÁC CỦA DA NHẠY CẢM VỚI NHIỆT ĐỘ THẤP

- Bớt hình mắt lưới / mạng nhện (Bớt Clack) thường có tác dụng tốt với tuyết ni tơ.

- Các thương tổn dày, nổi gờ trên mặt da như hạt cơm chứa nhiều chất sừng thường ít nhạy cảm với tuyết ni tơ.

- Tuyết ni tơ phải đảm bảo "đủ” độ sâu và khu trú trong diện tích thương tổn, không để tổn thương tổ chức lành xung quanh.

- Phải ghi chép cẩn thận thời gian trực tiếp đầu áp lạnh trên thương tổn và số lần, thời gian làm lạnh saud dó (thời gian tan tuyết/thời gian giữa 2 lần lặp lại/thời gian áp tuyết lần sau; thời gian điều trị lại lần sau (thường sau 3 - 4 tuần). Nói cách khác, phải điều chỉnh hợp lý thời gian áp lạnh, thời gian "tan băng", thời gian lặp lại để điều chỉnh độ nông sâu, ảnh hưởng của độ lạnh với tổ chức lành xung quanh thương tổn.

- Tuyết ni tơ, kết quả điều trị phụ thuộc vào: Vùng da (dày, mỏng...), Loại tổ chức (tế bào, mô liên kết...), Mạch máu trong tổ chức (ít, nhiều, lớn, nhỏ...), Đặc điểm thương tổn, Kỹ thuật, Thiết bị.

Phẫu thuật lạnh điều trị sẹo lồi hiệu quả

Các thương tổn ngoài da, các loại sẹo, đặc biệt là sẹo lồi, thường không tác động nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến người bị sẹo mang mặc cảm tự ti, ngại tiếp xúc.

Phẫu thuật lạnh, còn gọi là áp lạnh bằng nitơ lỏng là một kỹ thuật điển hình mang lại hiệu quả cao trong điều trị sẹo lồi. Kỹ thuật này ít biến chứng và không gây đau đớn cho bệnh nhân đã được đưa vào sử dụng rộng rãi tại các trung tâm và bệnh viện chuyên khoa da liễu.


Sẹo lồi có gì khác các loại sẹo còn lại và vì sao phương pháp phẫu thuật lạnh hay còn gọi là áp lạnh bằng nitơ lỏng lại được tin dùng?

Quá trình hình thành sẹo lồi

Sẹo lồi được hình thành trong quá trình lành vết thương. Do rối loạn tổng hợp collagen - một loại protein có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau khiến cho da tạo ra lượng collagen vượt quá mức cần thiết khiến cho các bó sợi collagen này nằm san sát nhau, nhô ra ngoài ranh giới của vết thương, tạo ra những cụm sẹo lồi trên bề mặt da.

Sẹo lồi thường gây co kéo, ngứa ngáy, cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Dù sẹo lồi xuất hiện ở vị trí nào đi nữa cũng đều làm cho mất đi vẻ đẹp vốn có và sự tự tin của mỗi người.

Phẫu thuật lạnh - giải pháp tối ưu cho điều trị sẹo lồi

Có khá nhiều phương pháp đã và đang được áp dụng trong việc chữa sẹo lồi, đơn cử như tiêm corticoid, phẫu thuật, tia xạ, phẫu thuật bằng lazer, băng ép… Tuy nhiên, các phương pháp này đều có một số tác dụng phụ như teo da, mất sắc tố, giãn mạch và quan trọng là sẹo vẫn có thể tái phát. Với phương pháp phẫu thuật lạnh, những nhược điểm vừa kể trên sẽ một phần nào được khắc phục. 

Mặt khác, cách trị sẹo này lại đơn giản, tiện dụng vì một ê kíp thực hiện chữa sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật lạnh chỉ cần 1-2 người, chi phí không cao. Khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh không cần phải kiêng cử nhiều và có thể ra về ngay sau khi điều trị. Một điều mà nhiều người bị sẹo ít lưu tâm đó là những sẹo lồi được điều trị trên 3 lần sẽ hiệu quả hơn sẹo điều trị một lần và những sẹo mới dưới hai năm sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn với những sẹo trên hai năm.

Khi điều trị bằng thủ thuật lạnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một đầu áp lạnh, áp trực tiếp lên chỗ cần điều trị. Trước đây phẫu thuật lạnh được ứng dụng dưới dạng phun sương nhưng kết quả điều trị không đạt được như mong muốn, sẹo vẫn tái phát. Tuyết lạnh sẽ gây thiếu máu cục bộ và hủy hoại trực tiếp lên tổ chức sẹo làm giảm đáng kể lượng collagen gây ra sẹo và làm tăng sinh tổng hợp collagen tái tạo làn da. 

Tùy theo kích thước, tính chất sẹo lồi, bác sĩ điều trị sẽ sử dụng những đầu áp khác nhau, dùng phối hợp với các loại thuốc trị sẹo và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Thông thường, nhiệt độ đầu áp lạnh điều trị sẹo lồi thường được sử dụng ở ngưỡng từ -85 độ đến -192 độ C, thời gian áp trực tiếp lên sẹo thường là 30 giây.

Khi tiếp xúc với đầu lạnh, người bệnh sẽ có cảm giác lạnh buốt nhưng cảm giác khó chịu này nhanh chóng qua đi. Sau phẫu thuật lạnh, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đau, sưng vùng áp đầu lạnh, xuất hiện các bọng nước trên vùng điều trị. Rất hiếm khi xảy ra các biến chứng như loét, teo da, nhiễm khuẩn, chậm lành vết thương, rối loạn cảm giác, hoại tử vùng da áp lạnh, hình thành đám tổ chức như hạt kê, giảm sắc tố không hồi phục vùng áp lạnh hoặc tăng sắc tố vùng ngoại vi thương tổn.

Nguyên nhân của những biến chứng này thường liên quan đến thời gian áp đầu lạnh và số lần áp đầu lạnh lập lại không thích hợp. Do vậy, dù đây là một biện pháp an toàn và đơn giản, cả người bệnh lẫn bác sĩ đều phải lưu ý đến thời gian áp lạnh và nên chăm sóc vùng thương tổn cẩn thận. 

Công nghệ cắt lạnh là gì?

Dùng một thiết bị phun Ni tơ lỏng (- 196oC) lên bề mặt của bệnh tích, dưới tác động lạnh của Ni tơ lỏng, các dịch lỏng trong tế bào đông lạnh nhanh, cục bộ, phá vỡ tế bào mô bệnh không mong muốn và loại bỏ chúng một cách an toàn, chính xác, nhanh chóng.

Đang online: 1
Trong ngày: 5
Lượt truy cập: 672150